Hành trình học vấn tại Vương quốc Anh
Đó là câu chuyện của Lê Việt Hằng (30 tuổi). Hằng sinh ra và lớn lên ở TP.Đà Nẵng,ôgáitheođuổinghiêncứukhoahọcvớimongmuốngiúpíchchongườibệsex gay japanese sau khi hoàn thành chương trình THPT, cô quyết định sang Anh du học. "Năm 2012, mình sang Anh và theo học ngành khoa học y sinh, Trường ĐH Nottingham. Lý do mình quyết định đi du học là vì muốn ra nước ngoài, thay đổi môi trường để mở mang tư duy và trau dồi kiến thức", Hằng chia sẻ.
Thời điểm đó Hằng nhận được học bổng bán phần dự bị ĐH tại Nottingham. Cô gái người Đà Nẵng cho biết việc nhận được học bổng không phải là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đi du học. "Được học tập ở môi trường có chương trình đào tạo tốt ngành bản thân thích mới là ưu tiên hàng đầu của mình", Hằng nói.
Xuất thân là học sinh lớp chuyên hóa, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), Hằng rất hứng thú với các môn khoa học tự nhiên. "Khi học hóa, mình nhận thấy được tính ứng dụng của hóa chất và thuốc vào cuộc sống. Mình cảm thấy thích thú với việc nghiên cứu, mong muốn khám phá những điều mới, tìm ra lý do gây bệnh và phương pháp điều trị", Hằng chia sẻ.
Đó chính là lý do cô nàng theo đuổi ngành khoa học y sinh. Thời gian đầu sang Anh du học, Hằng gặp rất nhiều khó khăn về văn hóa, lối sống, thời tiết cũng như cách học thay đổi. Cô gái 9X kể lại: "Trước lúc đi, mình rất hồ hởi nhưng khi đến nơi mới thấy nhiều thứ thay đổi, phải bắt đầu thích nghi với môi trường, lối sống mới, tự lập và lo liệu mọi thứ… nên cảm giác bị lạc lõng. Chưa kể, môi trường và cách học thay đổi khiến mình gặp một số trở ngại trong thời gian đầu".
Dù khó khăn là thế, nhưng suốt 4 năm đại học, Hằng luôn duy trì được thành tích học tập xuất sắc và đứng đầu lớp. Kết quả là cô tốt nghiệp loại xuất sắc cùng danh hiệu thủ khoa đầu ra của ngành khoa học y sinh. "Mình cố gắng đạt thành tích tốt để duy trì học bổng. Số tiền đó đã giúp ích mình rất nhiều trong việc trang trải cuộc sống. Nhưng không ngờ sự cố gắng ấy còn giúp mình trở thành thủ khoa", Hằng cho hay.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi tốt nghiệp đại học, cô gái người Đà Nẵng còn nhận được bổng tiến sĩ toàn phần Elphinstone của Trường ĐH Aberdeen. Học bổng chỉ dành cho 1% ứng viên. Vì vậy, Hằng tiếp tục con đường học vấn của mình. Cô theo học tiến sĩ ngành phát triển thần kinh ở Trường ĐH Aberdeen và hoàn thành xong chương trình năm 28 tuổi.
Theo đuổi con đường nghiên cứu
Sau gần 10 năm gắn bó với nước Anh, Hằng quyết định sang Mỹ để tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu. "Mình không tiếp tục ở lại Anh mà sang Mỹ làm nghiên cứu sau tiến sĩ để thay đổi môi trường. Vì lĩnh vực mà mình theo đuổi là y sinh nên các giáo sư thường khuyên nên cố gắng thay đổi môi trường để hiểu được tư duy nghiên cứu ở nhiều nơi khác nhau. Từ đó mình sẽ học hỏi được nhiều thứ hơn", Hằng chia sẻ.
Hiện tại, cô nàng đang làm việc ở Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory. Đây là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu nước Mỹ về gien và thần kinh, cũng là nơi khám phá ra cấu trúc ADN. Cô gái 9X cho biết lĩnh vực đang nghiên cứu là về cơ chế hình thành bệnh động kinh, co giật ở những bệnh nhân có gien hiếm và sự ảnh hưởng của hệ thần kinh trên các tế bào ung thư di căn. "Khi đã nắm rõ những mấu chốt đó rồi, mình có thể tìm ra cách để tránh không cho bệnh này hình thành và phát triển các loại thuốc điều trị", Hằng cho biết.
Hằng còn rất năng nổ tham gia các hoạt động hỗ trợ và cổ vũ nữ giới trong nghiên cứu khoa học. "Qua đó, mình mong là có thể tăng nhận thức về những vấn đề xoay quanh phụ nữ trong nghiên cứu. Đồng thời khuyến khích nhiều bé gái tham gia vào nghiên cứu khoa học", Hằng nói.
Khi được hỏi về những áp lực, Hằng chia sẻ: "Tất nhiên không thể tránh khỏi áp lực, nhưng đây là con đường mình chọn và làm việc bản thân thích, nên dù có khó khăn vẫn vui vẻ vượt qua. Điều luôn khiến mình trăn trở nhất là việc quay trở về nước. Mình luôn muốn quay về Việt Nam vì đây là nơi bản thân muốn đóng góp. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mình còn khá non trẻ trong ngành nghiên cứu nên chưa tự tin để quay về. Mong muốn lớn nhất của mình bây giờ là tìm ra được hướng nghiên cứu có thể phát triển về liệu pháp gien giúp chữa bệnh".
Giáo sư Neil Vargesson, Chủ nhiệm bộ môn sinh học phát triển tại ĐH Aberdeen, Vương quốc Anh, chia sẻ: "Tôi biết đến Hằng từ khi cô ấy học tiến sĩ. Hằng là cô gái có tư duy độc lập và phản biện. Cô ấy luôn có định hướng cho công việc của mình, lên kế hoạch cụ thể cho các thí nghiệm và thực hiện chúng theo tiêu chuẩn cao. Hằng cũng đã thể hiện rất xuất sắc, cô ấy giám sát nhiều dự án sinh viên đại học và sau đại học trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, Hằng từng là thành viên chủ chốt trong nhóm và tôi rất tin tưởng cô".